Tự bạch
![]() |
Tác giả và phu nhân Nguyễn Thị Liên Nga |
Nguyễn Văn Thanh, sinh năm 1952, tại Gia
Tân, Gia Viễn, Ninh Bình; lớn lên từ vùng đồng chiêm trũng, đến mùa nước
lũ thường hay vỡ đê, từ lớp 2 phải đi học bằng thuyền, sông nước của miền hạ
lưu sông Hoàng Long, nơi đã nuôi dưỡng tuổi thơ tôi.
Những năm Mỹ leo thang bắn phá miền Bắc,
Ninh Bình là một trong những nơi trọng điểm bắn phá của không lực Hoa Kỳ. Trường
học phải sơ tán đi bộ 6 cây số, lớp học dựng tranh tre vách đất, nơi bờ tre bãi
sậy hoang vắng:
Dưới lũy tre xanh, những góc vườn
Mỗi nơi mỗi lớp thật là thương.
Trường chi chỉ thấy như là lán,
Lớp đấy mà trông tựa nấm hương.
Đắp đất quanh nhà che đạn sới,
Đào hào ra ngõ chắn bom vương.
Rồi đến ngày nghỉ hưu, trở về với đời
thường:
Từ ấy xa nhau cách dặm trường,
Bao giờ gặp lại? lệ thầm vương.
Kỹ sư, bác sĩ …ngời tâm đức,
Nhà giáo, nhà nông … sáng tựa gương.
Nhớ bạn còn nằm nơi chiến địa,
Thương con vất vả chốn thương trường.
Dựng xây sự nghiệp người đời trọng,
Như cánh hoa đời vẫn tỏa hương.
(NHỚ MÁI TRƯỜNG XƯA )
Nhớ lại những ngày đầu xa quê, khi nhận
giấy gọi vào đại học Giao thông vận tải(trường hồi ấy sơ tán vùng nui Mai
Siu, huyện Lục Nam, tỉnh Bắc Giang), sáng ngày 20/8/1969 trên chiếc
xe tải về Hà Nội, rồi lên tàu điện đến Bến Nứa lúc này trời đã về chiều, phải
đi bộ qua cầu Long Biên, nước lũ cuồn cuộn đổ về, cầu được những toa xe lửa
chất đầy đá, nhìn dưới chân dòng nước đỏ ngầu cuồn cuộn chảy, còn vướng lại cả
những cây cổ thụ, và một con trâu lớn; xa xa là những ngọn tre phơ phất oằn
mình dưới dòng nước xiết; tôi chỉ được biết về cầu qua bài thơ: “Hà Nội có cầu Long Biên/ Vừa
dài vừa rộng bắc trên sông Hồng/ Tàu xe đi lại thong dong/ Người
người tấp nập gánh gồng ngược xuôi…”, rồi qua cầu Đuống để đến ga xe lửa
Yên Viên, tới ga lúc nửa đêm, 7 giờ sáng hôm sau lên tàu lửa đi Bắc Giang,
xuống tàu đi bộ thêm 24 km đến sông Lục Nam, rồi qua sông bằng chiếc thuyền độc
mộc, anh lái đò bám theo dây cáp điện cho thuyền vượt sông, những 4 cây số, đến
nơi tập trung 18 giờ xe nhà trường đón, 22 giờ xe đến trụ sở của trường sơ tán
thuộc thôn Trường Sơn, xã Mai Siu, Huyện Lục Nam: Hà Bắc tôi lên ngày
hai mốt/ Xa quê nhà hai mươi tháng tám đầu thu/ Rừng xanh núi thẳm mịt mù,/ Mênh mông mặt nước mùa thu vào đời.
(vào đời). trường sơ tán toàn là nhà tranh vách đất, mái nứa, dựng dưới
những vòm cây dẻ hạt. nơi địa hình hiểm trở giữa vùng rừng núi cao, được coi là
nơi "thâm sơn cùng cốc"; cái tên Đồng Giàng, Cống Thuận, Bình Sơn,
Đồng Đỉnh, Khe Nghè đã in đậm vào tâm trí tôi.
Đêm nay ở Khe nghè
Trăng gửi chút tình qua kẽ lá
Người nhìn trăng lại nhớ người xa
( Đêm Khe Nghè khai thác tre nứa )
Gần hai năm trở về Hà Nội, chiến tranh phá
hoại bằng máy bay ngày càng ác liệt, lớp học phải sơ tán xuống Thanh Oai
(Thường Tín), sang Văn Giang vào thời khắc 12 ngày đêm trận Điện Biên Phủ trên
không, lại kéo xuống Khoái Châu (Hưng Yên); rồi cả trường đi đảm bảo giao
thông: đường tàu Yên Viên đi Bắc Giang, Đường 1B Đình Cả (Thái Nguyên);
công ty cơ giới Cầu Thăng Long, Nhà máy cơ khí Z121 Kim Anh (Phúc Yên) cho đến
ngày 30/4/1975 - ngày giải phóng miền Nam chúng tôi mới trở lại Hà Nội.
Ra trường Bộ GTVT điều vào Quảng Bình (Xí
nghiệp Liên hiệp công trình 3 – tiền thân là Ban xây dựng 67) là đơn vị hàn gắn
vết thương chiến tranh, đó là những cung đường bom cày đạn sới, những cây cầu
đường bộ và đường sắt từ Quảng Bình (miền gió Lào, cát trắng) đến cầu Cảng Nha
Trang lộng gió: Đường qua những nhà ga/ Trên quê ta giải phóng /
ánh cờ sao lồng lộng/ Biển trời xanh của ta/ …Tự hào thay những người xí nghiệp
ba / Tiếng hát tự ngân xa / qua cánh đồng lúa chín/ hương lúa thơm ngào ngạt /
Biển trời xanh của ta…
Rồi công việc cuốn hút tôi; CN ngày
26/9/1982(10/8 Nhâm Tuất) tôi cưới vợ, được anh em cơ quan chuẩn bị chu đáo.
đến tháng 7 năm 1983 tôi ra Bắc công tác, sinh con trong những năm kinh tế thời
bao cấp khó khăn. Mồng chín tết năm 2009 được gặp nhà thơ Bảo Hồ - người anh
kết nghĩa hồi còn công tác ở Bình Định, anh tặng tôi tập thơ: Bóng chiều xuân, được đông đảo
các bạn thơ cả nước mừng họa, những bài thơ thơ hay, ý nghĩa nhân văn sâu sắc
cứ in đậm trong tâm trí, thế rồi tôi tìm các bạn thơ, được CLB thơ Thúy Sơn
thành phố Ninh Bình yêu mến, từ đó gặp gỡ giao lưu cùng vui xướng họa thơ, năm
2010 tôi cho ra đời tập: Tình
sâu nghĩa bền, về bạn bè, gia đình, quê hương được mọi người khích lệ, rồi
tham gia dự thi sáng tác câu
đối Xuân 2010 do Thư Viện - Sở
Văn hóa tổ chức, tôi đạt giải nhì (không có giải nhất) câu đối là: “Muôn
thuở sử xanh trời Đại Việt/ Ngàn năm văn hiến đất Thăng Long”
Từ đó càng làm tôi thêm phấn chấn, học hỏi,
viết bài gửi Hội Văn nghệ Tỉnh Ninh Bình, tập san trong ngành Giao thông vận
tải, có 5 bài được đăng trong tác phẩm Duyên Thơ của Bộ Giao thông vận tải, in
chung các tập thơ xướng họa giao lưu bè bạn các miền. Tháng 9 năm 2011 con gái
tôi lấy chồng, các bạn thơ cũng gửi bài chúc mừng; Đến lúc con trai tôi mang
lòng yêu cô gái Ngoại thương quê ở miền Tây Sơn Thượng Đạo, tỉnh Gia Lai, công
tác ở Sài Gòn xa xôi cách trở. Với tình bạn, tình yêu lứa đôi, mừng hạnh phúc
của các con, tôi cảm xúc viết bài thơ: Chúc
mừng Nhật – Nghiêm trăm năm hạnh phúc, sau khi bài gửi đi đã được đông đảo
các thi lão, thi huynh, nhiệt thành hưởng ứng; Những lời vàng, ý ngọc rất giàu
tính nhân văn, đạo lý, nuôi dưỡng ước mơ lứa đôi, cho vườn Hạnh đơm hoa kết
trái; đã động viên, tiếp sức các con xây dựng cuộc sống tươi đẹp mãi mãi ngàn
sau. Trăm năm hạnh phúc là tập thơ lưu bút của những tấm lòng thơ tri ân để làm
kỷ niệm; Bài thơ mời họa:
CHÚC tình Trần-Nguyễn kết thông gia,
MỪNG nghĩa tao khang mãi đậm đà.
NHẬT rể thảo hiền danh hứa hẹn,
NGHIÊM dâu hiếu hạnh tiếng đồn xa.
TRĂM xuân tươi thắm ngời non nước,
NĂM tháng hương nồng đượm sắc hoa.
HẠNH ngộ tâm giao cho trái ngọt,
PHÚC phần con cháu đẹp thông gia.
Ninh Bình ngày 25.08.2010
Tiếp lửa Đường Thi tặng Ảnh - Thâm
Thanh - Nga lĩnh xướng để ca ngâm
Vui cùng con cháu quên cờ cuộc,
Say với thơ văn chẳng bận tâm.
Nét ở - xóm làng yêu nghĩa khí,
Đường đi - phường phố quý tình thân
Cư An – lạc nghiệp còn vương vấn
Văn võ Tây Sơn mộng xuất thần!
(Tặng sui gia)
Thanh - Nga lĩnh xướng để ca ngâm
Vui cùng con cháu quên cờ cuộc,
Say với thơ văn chẳng bận tâm.
Nét ở - xóm làng yêu nghĩa khí,
Đường đi - phường phố quý tình thân
Cư An – lạc nghiệp còn vương vấn
Văn võ Tây Sơn mộng xuất thần!
(Tặng sui gia)
- Cư An là nơi mà gia đình sui gia Trần
Minh Ảnh và Đặng Thị Uyên Thâm an cư đến nay đã ngoài sáu mươi, ông là võ
sư Bình Định; Tây Sơn thượng đạo, là nơi phát tích Ba anh em Nhà Tây Sơn
áo vải cờ đào, dấy binh tụ nghĩa.
Rồi đến tập Duyên Thơ (của Bộ Giao thông vận tải) kỷ niệm
100 năm Bác Hồ đi tìm đường cứu nước, rồi đến những vần thơ về ngành:
Nhớ ngày xưa mỗi con đường
Nhớ ngày xưa mỗi con đường
Ổ gà, ổ chuột...dặm trường sót sa;
Bụi hồng cuộn chuyến xe qua,
Khói lò vôi phủ tường hoa than bùn.
Xa rồi giá rét,... nóng hun
Giờ xanh sạch đẹp “phố buồn” đổi thay.
Dòng xe xuôi ngược đêm ngày,
Chuyến đò ngang, nhịp chèo say nắng chiều;
Người về lễ hội thêm nhiều,
Đường còn tu bổ,… bao điều nghĩ suy.
(SỞ GIAO THÔNG MỘT CON TÀU)
" Giao thông nào bánh xe lăn
Đường thôn, đường huyện ... khuya nằm còn mơ.
Chuyến đò ngang đến bao giờ?
Mái chèo êm ả trẻ thơ đến trường,…
Vẳng nghe khúc hát “người thương”
Sáu mươi năm biết bao đường anh qua
Nghĩa tình sau nặng thiết tha
Giao thông cùng hát bài ca tâm tình ."
(CHÚC MỪNG)
" Giao thông nào bánh xe lăn
Đường thôn, đường huyện ... khuya nằm còn mơ.
Chuyến đò ngang đến bao giờ?
Mái chèo êm ả trẻ thơ đến trường,…
Vẳng nghe khúc hát “người thương”
Sáu mươi năm biết bao đường anh qua
Nghĩa tình sau nặng thiết tha
Giao thông cùng hát bài ca tâm tình ."
(CHÚC MỪNG)
Năm 2012 tôi vào Ban chấp hành câu lạc bộ thơ Việt Nam - Thành phố
Ninh Bình, Là hội viên Thi đàn Việt Nam 2013, qua những buổi hội thảo, giao lưu
thơ, như “ câu lạc bộ thơ Dáng
Quê - Thôn Đoài (Bắc Ninh)
năm 2012, 2013 một vùng quê Kinh Bắc. Về Hà Nội tháng 5 năm 2014 tôi tham gia
sinh hoạt với các câu lạc bộ thơ Đông Đô, Thơ Quận Hai Bà Trưng, CLB Thơ
Thanh Nhàn, CLB thơ Hương Quỳnh, …tôi đã yêu Nàng thơ mất rồi!
Hà Nội , Xuân Giáp Ngọ - 2014 Nguyễn Văn Thanh
0 nhận xét :
Đăng nhận xét