Thứ Hai, 8 tháng 6, 2015

MÙA HÈ HÀ NỘI- SÀI GÒN - VŨNG TÀU







THĂM CHÙA TRẤN QUỐC

Hai hàng cau chào đón khách
Đường vào tỏa ngát trầm hương
Nắng vàng lung linh mặt nước
Thướt tha liễu rủ xanh đường
Thơ giăng lên cây người đọc
Vương vào ngọn cỏ, cành sương.
Xanh um Bồ Đề cõi Phật
Tán vươn che chở “mười phương”
                           

                                 Hà Nội 07/6/2015


DẠ LAN HƯƠNG

Ngoài sân hoa nở trắng ngần
Trong đêm lấp lánh như làn tuyết rơi
Lung linh cánh tựa sao trời
Nhị vàng trang điểm, lòng người xốn xang
Dạ Lan thơm đến ngỡ ngàng
Trước thềm hoa tỏa hương lan sắc ngời./.
                           

DẠ LAN HƯƠNG

Mở cửa ra sân ngắm phố phường
Dạ Lan e ấp dáng khiêm nhường
Cành trên hé nụ chờ anh tưới
Nhánh dưới xoè bông đợi chị thơm.
Lấp lánh nhị vàng như ngọc chuốt
Rung rinh cánh trắng tựa sao vương.
Đêm qua mưa xuống vơi nồng Hạ
Thơ viết bay rồi, vẫn ngát hương.
.
                           

                                 Thanh Nhàn, Hà Nội 15/6/2015




DẠ LAN HƯƠNG

Vừa mở cửa ra bát ngát hương
Như sao lấp lánh rủ bên tường
Nhành trên khao khát chờ mưa móc
Cành dưới xoè ra đợi ánh dương
Lấp lánh nhị vàng như ngọc chuốt
Rung rinh cánh trắng tựa sao vương.
Chìm trong hương sắc quên nồng Hạ
Lấy bút đề thơ, gửi chút hương.
                           
                                 Thanh Nhàn, Hà Nội 15/6/2015
                                            Nguyễn Văn Thanh




NHỚ VỀ PHƯƠNG NAM





Cảm ơn các bạn 10 Đ

Cùng thày chủ nhiệm… ngày về Phương Nam.
Đường bay nắng trải mênh mang
Sài Gòn điểm hẹn các đoàn gặp nhau.
Tới Ba Son – xưởng đóng tàu
Nhà hàng tiếp đón, đậm sâu nghĩa tình.
Một vòng Quận một – lầu xinh
Bến Thành – kẻ chợ duyên tình bán mua.
Tượng đài Bác gội nắng mưa
Xung quanh sen nở hương đưa đường trần.
Thênh thang đi bộ một lần
Nhớ về Người đã rời chân Nhà Rồng(1).

Qua Nhà thờ(2)  ngước mắt trông
Én bay chấp chới tầng không, nắng chiều.


Dinh Độc Lập nói bao điều
Niềm kiêu hãnh của những triều đại qua.
Vàng son một thuở chói lòa
Viễn Đông hòn ngọc, hào hoa vẫn còn.
Những công trình của nước non
Lung linh khoe sắc… trời còn đắm say.
Ngỡ trăng sao xuống vui vầy,
Thủ Thiêm - hầm vượt sình lầy, sông sâu.
Xe bon thẳng hướng Vũng Tàu
Bao khu công nghiệp, bao cầu thông thương.
Bao lơn ốp đá hoa cương
Bãi Sau - biển bọc, sóng ôm rừng người.
Giang tay Chúa đứng trên đồi
Giõi theo trần thế chuyện đời ở ăn…
Lầu Đại Trắng khẩu hiệu giăng:
Chào mừng các bạn về thăm Vũng Tàu.
Thày trò xa cách đã lâu
Mừng vui hội ngộ bao câu ân tình.
Bạn bè từ thuở học sinh
Đến khi lập nghiệp, gia đình cháu con…
Lên rừng, xuống biển, trèo non
Trời Tây, đất Mỹ …vẫn còn khát khao.
Nhà hàng Hữu Nghị gửi trao
Lời ca tiếng hát ngọt ngào đắm say.
Chia tay, tiễn đến sân bay
Cảm ơn các bạn những ngày Phương Nam.
                                                             Hà Nội 23/ 7/2015





















HOA BÉ NGOAN
( Tặng các cô trường Mầm non Việt An- Q.Hai Bà Trưng
nhân ngày sinh nhật cháu Ngọc Dũng 18/5/2015)


Mừng sinh nhật: Dũng lên ba
Tháng năm rực rỡ mùa hoa Phượng hồng;
Việt An các bạn vui không?
Bao nhiêu bạn – bấy nụ hồng tươi xinh.
Các cô trẻ đẹp, chân tình
Chăm lo như mẹ chúng mình đấy thôi!
Dũng lên ba đã lớn rồi
Không còn hay khóc như hồi xưa đâu!
Các bạn ơi! Dũng lái tàu,
Lái xe, gói bánh, tô màu, vẽ tranh…
Cùng vui hát, chạy vòng quanh
Nối theo cô kết lại thành vòng hoa.

HOA BÉ NGOAN - hoa thật mà!
Hoa của cô tặng - mẹ cha yên lòng./.

                                                  Hà Nội ngày 18/5/2015



ĐƯỜNG PHỐ THANH NHÀN HÀ NỘI


Nghỉ hưu về với Thanh nhàn
Đường thông hè thoáng, lòng càng xốn xang.
Không còn dây điện dọc ngang
Không còn nước đọng, thiếp chàng ngại qua.
Đèn cao áp, ánh dương hòa
Hàng cây nảy lộc, đơm hoa đón chào.
Ngước nhìn thấy cả trăng sao
Chim bay chẳng vướng biển rào, mái che…
Đường thảm nhựa bốn làn xe
Không còn hàng quán vỉa hè, sa chân
Tuy còn chút bụi đường trần,
Vẫn còn rác thải người dân qua đường.
Trước là ta hãy nêu gương
Khuyên con, bảo cháu lẽ thường ở ăn.
Đương thời Bác đã dạy răn
Trồng cây với việc trăm năm trồng người.
Thanh Nhàn ngày một xinh tươi
Cho tôi nốt nhạc, khung trời thi ca./.


                                                                   Thanh Nhàn, Hà Nội 07/6/2015    


ĐƯỜNG PHỐ THANH NHÀN HÀ NỘI


Nghỉ hưu về với Thanh nhàn
Đường thông hè thoáng, lòng càng xốn xang.
Không còn dây điện dọc ngang
Không còn nước đọng, thiếp chàng ngại qua.
Đèn cao áp, ánh dương hòa
Hàng cây nảy lộc, đơm hoa đón chào.
Ngước nhìn thấy cả trăng sao
Chim bay chẳng vướng biển rào, mái che…
Đường thảm nhựa bốn làn xe
Không còn hàng quán vỉa hè, sa chân
Tuy còn chút bụi đường trần,
Vẫn còn rác thải người dân qua đường.
Trước là ta hãy nêu gương
Khuyên con, bảo cháu lẽ thường ở ăn.
Đương thời Bác đã dạy răn
Trồng cây với việc trăm năm trồng người.
Thanh Nhàn ngày một xinh tươi
Cho tôi nốt nhạc, khung trời thi ca./.

                                                                   Thanh Nhàn, Hà Nội 07/6/2015   


Các Tuyến Đường Trong Phường/Xã Thanh Nhàn

·                      Phố Bạch Mai
·                      Phố Bùi Ngọc Dương
·                      Đường Cầu Lạc Trung
·                      Ngõ Cột Cờ
·                      Đường Đại Cồ Việt
·                      Đường Đê Trần Khát Chân
·                      Phố Kim Ngưu
·                      Ngõ 283 Trần Khát Chân
·                      Ngõ 331/4 Trần Khát Chân
·                      Ngõ 343 Trần Khát Chân
·                      Ngõ 54 Kim Ngưu
·                      Ngõ Quỳnh
·                      Phố Thanh Nhàn
·                      Đường Trần Khát Chân
·                      Phố Võ Thị Sáu
Chùa Linh Sơn
Hồ Quỳnh, công viên tuổi tre, BV Ung Bướu HN,  Phổi, TN
Từ tháng 1 năm 2004, quận Hai Bà Trưng còn lại 20 phường:
 Bạch Đằng, Bách Khoa, Bạch Mai, Bùi Thị Xuân, Cầu Dền, Đống Mác, Đồng Nhân, Đồng Tâm, Lê Đại Hành, Minh Khai, Ngô Thì Nhậm, Nguyễn Du, Phạm Đình Hổ, Phố Huế, Quỳnh Lôi, Quỳnh Mai, Thanh Lương, Thanh Nhàn, Trương Định, Vĩnh Tuy.[7]

Lịch sử chùa Linh Sơn Thanh Nhàn
Di tích chùa Linh Sơn Thanh Nhàn hiện nằm ở ngõ 331 đường Trần Khát Chân, phường Thanh Nhàn, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội.
Nơi đây, xưa kia, theo tấm bia đá cổ, tạo tác vào năm Cảnh Hưng thứ 20(năm 1759), thời nhà Lê, chùa Linh Sơn Thanh Nhàn toạ lạc trên một gò đất, dân làng gọi là Núi, được nhà sư Sa Môn Chính Minh - trụ trì chùa Linh Sơn Thanh Nhàn thời đó viết lại như sau: “Nay ở xứ Ông Mạc, làng Thanh Nhàn ở Kinh đô,có một khu đất với một ngọn núi đất sừng sững. Núi ấy có mạch dẫn từ hồ Tây,chảy thông ra sông Tô Lịch,bên phải có Bạch Hổ, bên trái là Thanh Long,phía trước là chim tước, sau là chim vũ, thu hết tầm mắt lại..quả là khu tĩnh thổ bậc nhất vậy”.
Theo nguồn thư tịch của địa phương, từ xa xưa vùng đất phía Nam kinh thành Thăng Long này là vùng đất sâu trũng, hoang vu. Khu vực làng Thanh Nhàn ao hồ, song ngòi dầy đặc, lại thường xuyên phải hứng chịu nạn vỡ đê,nước tràn đưa cát về làm thành gò đống.Bao quanh khu vực gò đất cao nhất (gọi là núi) dần xuất hiện dân cư. Lúc đầu thưa thớt, về sau dân các nơitìm về đây khai hoang, lập nghiệp ngày một đông. Họ đã dần đưa làng quê Thanh Nhàn trở thành vùng đất an cư để lạc nghiệp.  Cũng từ đó ở đây hình thành nên hai thôn:thôn trên và thôn dưới (hay còn gọi là thôn An Cư và thôn Lạc Nghiệp).
Cùng với sự phát triển của làng mạc,thôn xóm,các trung tâm sinh hoạt tín ngưỡng cũng dần hình thành tại đây.Khởi đầu, trên gò núi đất, một ngôi miếu nhỏđược xây dựng. Sau đó là những ngôi chùa, ngôi đình, đền của làng… Các trung tâm thờ cúng ra đời đã đáp ứng nhu cầu tín ngưỡng,sinh hoạt văn hoá của người dân trong làng. Chùa Linh Sơn Thanh Nhàn cũngra đời và phục vụ tín ngưỡng Phật giáo của người lao động nơi đâytừ đấy đến nay.
Theo tín ngưỡng của người Viêt Nam, người dân đến Phật giáo bởi họ tin rằng: đức Phật là người đại từ - đại bi luôn cứu giúp và hướng con người đếnChân - Thiện - Mỹ. Do vậy, khi lòng người bị xáo trộn, con người thường nương náu nơi cửa chùa để bày tỏ tâm can, cầu mong sự giúp đỡ và che chở, mong sự may mắn tốt đẹp đến với họ…giúp con người tìm đến sự thanh thản, vững tin vào cuộc sống.
Chùa Linh Sơn Thanh Nhàn cũng giống như nhiều ngôi chùa cổ ở Việt Nam, bên cạnh việc thờ Phật, trong chùa còn có nhà điện mẫu. Tuy nhiên, điện mẫu ở chùa Linh Sơn Thanh Nhàn thờ chính không phải là Tam toà thánh Mẫu, mà là Bà chúa Liễu Hạnh - một trong tứ bất tử của tín ngưỡng dân gian Việt Nam.
Trải qua lịch sử, chùa Linh Sơn Thanh Nhàn không chỉ là trung tâm thực hiện nhu cầu tín ngưỡng của người dân mà còn là cơ sở nuôi giấu cán bộ hoạt động nằm vùng; nơi in ấn tài liệu của Đảng (theo Lịch sử truyền thống cách mạng của Đảng bộ và nhân dân phường Thanh Nhàn năm 1930-1995).
Ngày 28-5-2003, chùa Linh Sơn Thanh Nhàn được UBND thành phố ra Quyết định số 2942/QĐ-UB xếp hạng kiến trúc nghệ thuật đẹp. Ngày 5-8-2005, chùa được gắn biển di tích lịch sử cách mạng.  
Trải qua quá trình hình thành và phát triển, chùa Linh Sơn Thanh Nhàn ngày nay không chỉđược biết đến như di tích lịch sử cách mạng mà còn là nơi sinh hoạt tôn giáo được đông đảo nhân dân tìm tới. Đặc biệt nơi đây còn là địa chỉ để những phật tử có tấm lòng hảo tâm đóng góp, chia sẻ với nhiều hoàn cảnh khó khăn trong xã hội. Chùa Linh Sơn Thanh Nhàn đã cụ thể hóa sự đóng góp đó bằng nhữngviệc làm từ thiện hết sức thiết thực vàđậm tính nhân văn như: nấu cơm, cháo từ thiện cho các bệnh nhân ung thư có hoàn cảnh khó khăn ở hai bệnh viện K; tổ chức những chương trình phát quà kết hợp với khám chữa bệnh cho đồng bào vùng sâu vùng xa; chương trình mổ mắt cho người nghèo; phát xe lăn cho người tàn tật…
DANH SÁCH CÁC ĐƠN VỊ TÀI TRỢ THUỐC CHO KHÁM BỆNH- CẤP THUỐC TỪ THIỆN TẠI CHÙA LINH SƠN- THANH NHÀN VÀ CÁC ĐỊA PHƯƠNG VÙNG SÂU, VÙNG XA TỪ THÁNG 8/2012 ĐẾN HẾT THÁNG 7/2014
STT
TÊN ĐƠN VỊ TÀI TRỢ
ĐỊA CHỈ
1
Bộ môn Công nghiệp Dược
Trường ĐH Dược Hà Nội, 13-15 Lê Thánh Tông, Hà Nội
2
Chi nhánh CTCP Dược Vật tư Y tế Hải Dương tại Hà Nội
137 D4 Khu ĐTM Đại Kim, P.Đại Kim, Q. Hoàng Mai, Hà Nội. ĐT: 043.6415279
3
Chi nhánh CTCP Dược phẩm TW 3 tại Hà Nội
358 Giải Phóng, Thanh Xuân, Hà Nội
4
Chi nhánh số 5 CTCP Dược phẩm thiết bị Y tế Hà Nội
2 Phan Bội Châu, Cửa Nam, Hoàn Kiếm, Hà Nội. ĐT: 043.9760757
5
Cơ sở sản xuất thuốc thành phẩm Y học cổ truyền dược thảo Nhất Nhất
Xã Xuân Quan, Văn Giang, Hưng Yên
6
Tổng CTCP Công nghệ cao TRAPHACO
Xã Tân Quang, Văn Lâm, Hưng Yên
7
Tổng CTCP TRAPHACO
Ngõ 15 đường Ngọc Hồi, Hoàng Liệt, Phương Mai, Hà Nội
8
Tổng CTCP Dược phẩm Hà Tây- HATAPHAR
10A Quang Trung, Hà Đông, Hà Nội. ĐT: 043.3824432
9
CTCP Dược phẩm Trường Thọ
93 Linh Lang, Cống Vị, Ba Đình, Hà Nội. ĐT: 043.7666912
10
Tổng CTCP Sao Thái Dương
92 Vĩnh Hưng, Hoàng Mai, Hà Nội
11
Tổng CTCP Dược phẩm Nam Hà
415 Hàn Thuyên, TP.Nam Định, NamĐịnh
12
CTCP DVTM Thăng Long
68D Lê Văn Lương kéo dài, Trung Văn, Từ Liêm, Hà Nội. ĐT: 043.5146820
13
CTCP TM DP Tâm Phát
Nhà B7, tổ 59, Trung Hòa, Cầu Giấy, Hà Nội
14
Tổng CTCP DP Trung ương 3
16 Lê Đại Hành, Hải Phòng. ĐT: 0313.747507
15
CTCP YT Đức Minh
51 ngõ 205 ngách 323-83 Xuân Đỉnh, Từ Liêm, Hà Nội
16
CTCP Dược phẩm Thiên Thảo
Nhà 28 ngõ 178 Thái Hà, Đống Đa, Hà Nội. ĐT: 043.5370654
17
Tổng CTCP Dược VTYT Hải Dương
102 Chi Lăng, TP.Hải Dương, Hải Dương
18
Công ty TNHH Dược phẩm Ích Nhân
Lô A18/D7 Khu đô thị Dịch Vọng, Cầu Giấy, Hà Nội
19
Công ty TNHH Dược phẩm Hoa Linh
B19/D6 Khu đô thị Dịch Vọng, Cầu Giấy, Hà Nội. ĐT: 043.7676986
20
Công ty TNHH Dược phẩm Hoa Sen
KCN Mỹ Xá, TP.Nam Định, NamĐịnh. ĐT: 0350.3671145
21
Công ty TNHH TM Phí Phan Hùng
610 Minh Khai, Hai Bà Trưng, Hà Nội. ĐT: 043.6361269- 043.6334610
22
Nhà thuốc Minh Chính
42 Quang Trung, Hà Nội. ĐT: 043.9420799

Hồ Gươm, Đền Ngọc Sơn – Điểm đến chứa đựng nhiều giá trị lịch sử của Hà Nội.

(Cinet) – Với người dân Hà Nội, Hồ Gươm, đền Ngọc Sơn là niềm tự hào. Còn với người dân ở các tỉnh, thành phố khác thì từ lâu hình ảnh Hồ Gươm và đền Ngọc Sơn đã gần như trở thành 1 biểu tượng của Hà Nội. Không những thế đây còn là một điểm đến chứa đựng nhiều giá trị văn hóa, lịch sử của thủ đô, là nơi mà bất kỳ du khách nào cũng phải ghé thăm khi đến với Hà Nội.
Vẻ đẹp thanh bình ở Hồ Gươm..Vẻ đẹp thanh bình ở Hồ Gươm..
Cả quần thể Hồ Gươm còn có Tháp Rùa, cầu Thê Húc, đền Ngọc Sơn và nhà Thủy Tạ. Nhiều năm qua không thể kể hết vẻ đẹp của Hồ Gươm đã làm say lòng bao nhiêu nhà văn, nhà thơ, họa sĩ bởi chưa có ai thống kê hết được có tổng cộng bao nhiêu tác phẩm viết về đề tài này. Cho đến tận ngày hôm  nay và cả trong tương lai, cũng không ai biết sẽ có những tác phẩm nghệ thuật nào được sinh ra từ vẻ đẹp của Hồ Gươm. Danh thắng Hồ Gươm nổi tiếng không chỉ ở Việt Nam mà bạn bè quốc tế cũng biết đến vẻ đẹp đầy mỹ cảm của này. Chẳng thế mà hàng ngày nơi đây luôn có những đoàn xe du lịch của khách nội địa, khách quốc tế tìm đến để chiêm ngưỡng vẻ đẹp mơ mộng của Hồ, tìm hiểu về các giá trị văn hóa, lịch sử của các công trình kiến trúc nơi đây. Có câu thơ rằng:
Rủ nhau xem cảnh Kiếm hồ
Xem Cầu Thê húc, xem chùa Ngọc Sơn
Đài Nghiên, Tháp Bút chưa mòn
Hỏi ai gây dựng nên non nước này?
Với người dân ở Hà Nội thì Hồ Gươm có lẽ đã trở thành 1 địa điểm quen thuộc cho những cuộc đi dạo, cho những khi cần tìm 1 trốn yên bình trong lòng thành phố náo nhiệt vì vậy đẹp Hồ Gươm ở từng thời điểm đã không còn xa lạ. Nhưng với những du khách chỉ ghé thăm thủ đô, nếu có dịp đến với Hồ Gươm hãy dành thời gian đi dạo quanh hồ bởi ở mỗi góc độ khác nhau, Hồ Gươm lại có 1 vẻ đẹp khác, 1 cái nhìn khác về cảnh sắc. Nếu như ở góc đường bên phải, bạn có thể thấy bóng chiếc cầu Thê húc soi bóng xuống làn nước xanh, thì bên trái đường bạn có thể thấy hàng liễu xanh rũ xuống mặt hồ thơ mộng, mềm mại như làn tóc mây của thiếu nữ..Hồ Gươm không lớn bởi toàn bộ diện tích hồ chỉ khoảng 12ha vì thế vừa tản bộ vừa ngắm cảnh thong dong quanh hồ cũng chỉ chừng hơn 1 tiếng đồng hồ.
Hồ Hoàn Kiếm nổi tiếng bởi màu nước xanh lục, màu lục thủy do một loài tảo đặc trưng sống trong hồ mang lại. Trên hồ có hai hòn đảo: đảo Ngọc và đảo Rùa. Năm 1865, danh sĩ Nguyễn Văn Siêu đã đứng ra sửa sang lại đền Ngọc Sơn trên đảo Ngọc. Trên gò Ngọc Bội, ông cho xây một ngọn tháp hình bút. Đó là tháp Bút ngày nay và bắc một cầu từ bờ Đông đi vào gọi là cầu Thê Húc.
Sẽ là thiếu xót nếu như đã đến Hồ Gươm lại không vào thăm đền Ngọc Sơn bởi đây không chỉ là một công trình kiến trúc đẹp mà còn chứa đựng nhiều giá trị lịch sử. Đền được xây dựng từ thế kỷ XIX. Lúc đầu được gọi là chùa Ngọc Sơn, sau đổi gọi là đền Ngọc Sơn vì trong đền chỉ thờ thần Văn Xương là ngôi sao chủ việc văn chương khoa cử và thờ Đức Đại vương Trần Hưng Đạo, vị anh hùng dân tộc có công lãnh đạo quân dân đánh thắng quân Nguyên thế kỷ XIII. Lịch sử ghi lại rằng khởi nguyên, khi vua Lý Thái Tổ dời đô ra Thăng Long đặt tên ngôi đền đã có tại đây là Ngọc Tượng. Đến đời nhà Trần đổi tên là Ngọc Sơn. Thời Trần, ngôi đền để thờ những người anh hùng liệt sĩ đã hy sinh trong kháng chiến chống quân Nguyên-Mông. Đền chính gồm hai ngôi nối liền nhau, ngôi đền thứ nhất ở phía Bắc thờ Đức Đại Vương Trần Hưng Đạo và Đức Văn Xương Đế quân. Phía Nam có đình Trấn Ba, đình hình vuông có tám mái, mái hai tầng có 8 cột chống đỡ, bốn cột ngoài bằng đá, bốn cột trong bằng gỗ. Kiến trúc của đền rất đẹp, tuy không phải là một công trình kiến trúc có lịch sử dài song đền Ngọc Sơn là một điển hình về sự kết hợp giữa cảnh quan tự nhiên và kiến trúc do con người xây dựng. Sự kết hợp giữa đền và hồ đã tạo thành một tổng thể kiến trúc Thiên – Nhân hợp nhất, gợi nên cảm giác chan hòa giữa con người và thiên nhiên.
Quần thể danh thắng Hồ Gươm còn có cầu Thê Húc, tháp Bút, chùa Báo Ân ( nay chỉ còn lai 1 tháp nhỏ), xung quanh còn có đền Bà Kiệu, tòa báo Hà Nội Mới, tượng đài Lý Thái Tổ...đều là nhưng công trình kiến trúc nhiều giá trị văn hóa, lịch sử của thủ đô.
Mặc dù có nhiều công trình kiến trúc như vậy song thực tế Hồ Gươm được nhiều người yêu thích không phải chỉ vì những công trình này mà lý do chính là sự hài hòa giữa thiên nhiên, kiến trúc, con người nơi đây. Đến với Hồ Gươm dù vào thời điểm nào trong năm cũng sẽ cảm nhận được 1 vẻ đẹp riêng và sự thanh bình, yên ả giữa sự sôi động của thành phố. Những ngày đầu tháng 9 vừa qua, Bộ VHTTDL đã trình Thủ tướng Chính Phủ xem xét đề nghị công nhận Di tích lịch sử và kiến trúc nghệ thuật đền Ngọc Sơn và khu vực Hồ Hoàn Kiếm là Di tích quốc gia đặc biệt. Nếu chưa có dịp được ghé thăm đền Ngọc Sơn hay tản bộ quanh khu vực hồ Hoàn Kiếm thơ mộng này, hãy đến và cảm nhận không gian thanh bình nơi đây trong thời gian gần nhất để hiểu vì sao người Hà Nội lại yêu và tự hào về  địa danh này đến vậy.
Lan Hương

  

THƠ VỀ HOA SEN HAY TRONG HÌNH HOA SEN ĐẸP
  ĐLXH  :  Giản dị khôi tuyền giữa hải thương* / Thanh tao tinh khiết tỏa mơ thường / Lâm trong ô trược ngời chân lý/ Sống giữa mê sình rạng tuyết sương / Cánh nắng lung linh lèn thơm ngọc / Đai trầm dìu dịu thoảng ngần hương / Mại mềm mỏng mảnh hồn thư thái/ Hỷ xả tâm lòng chẳng bận vương - Hansy 

THƠ VỀ HOA SEN HAY TRONG HÌNH HOA SEN ĐẸP                                                  BS Phạm Thị Mai macket và  biên soạn

KHIẾT BẠCH *************** Tác giả Hưng Nguyên



S
EN HỒNG ************** Tác giả : Minh Hien


SEN
  ****** Tác giả : Nhất Chi Mai



LIÊN TÂM
 ********* Tác giả Hansy



  HOA SEN ******* Tác giả Hưng Nguyên 
 
HẠ VỀ ******** Minh Hien
HƯƠNG ĐIỂN **** Mai Văn Chất
Trầm hương tỏa ngát giữa hồng trần
Tiếp điển hồn linh tỏ lý chân
Giải sạch tâm đời mùi ác trược
Điểm tô tánh Phật ánh thanh ngần
Thiên quang chiếu rọi màu tươi sáng
Thánh nhạc vang rền khúc diệu ngân
Nội thức hòa cùng chân thiện mỹ
Trầm hương tỏa ngát giữa hồng trần.




HẠ DIỄM ****** Minh Hien



SEN HẠ ****** Tác giả Nguyễn Thanh Diệu




 HỒNG LIÊN *** Tường Nguyễn Từ





 Chân thành cảm ơn các thi sỹ và các nhiếp ảnh gia có thơ và ảnh, được macket  trong bài này !

 

Thơ về hoa sen, 
hình hoa sen đẹp, thơ hay ,
HÀ NỘI HOÀNG HÔN
Hà Nội của ta ... Ta thương ... ta mến
Sông Hồng mênh mông lưu luyến hôn bờ
Cảnh hoàng hôn đẹp tựa một bài thơ
Cầu Long Biên nối đôi bờ thương nhớ
Hoàng hôn trôi...nắng bừng lên rực rỡ
Con Rồng xanh phun lửa giữa bầu trời
Nước hồng tươi ôm ấp mặt trời rơi
Tôm cá quẫy rạng ngời tia lấp lánh
Mặt nước vui ngàn vì sao óng ánh
Xóm vạn chài yên ả cạnh bờ sông
Trời trong xanh rạng rỡ sắc mây hồng
Cây xanh lá , đợi mong cơn gió thổi
Hà Nội ơi ! Lòng tôi yêu nguồn cội
Đám mây lòng ôm vội khúc sông quê
Dừng lãng du , mau quay bước trở về
Ngắm sông Hồng ôm triền đê múa hát
Đắm mình trong hàng cây nghe gió hát
Khúc hát sông quê trong bát ngát hoàng hôn
Quê hương ơi ! Tôi gửi lại tâm hồn
Gửi theo gió ngàn nụ hôn về quê cũ
Thơ : Nam Phương Nguyễn Thị
19-6-2015

0 nhận xét :

Đăng nhận xét

 
 
lăng mộ đá toyota thanh hóa